Âm thanh dễ chịu trong trường học | News | Công ty TNHH Phương Ngọc
Sửa nhàSửa chữa điện nước
        Tin tức  /  
Âm thanh dễ chịu trong trường học
(2012-07-27 09:55:00)

Âm thanh dễ chịu trong trường học Việc tạo ra một môi trường âm thanh tốt trong trường học vẫn còn là một câu hỏi hóc búa khi thực hiện mong muốn mang đến cho mọi thanh thiếu niên những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ quá trình học tập và phát triển bản thân.

 

 

 

 Môi trường âm thanh dễ chịu hỗ trợ tích cực cho hoạt động của con người

 

Việc tạo ra một môi trường âm thanh tốt trong trường học vẫn còn là một câu hỏi hóc búa khi thực hiện mong muốn mang đến cho mọi thanh thiếu niên những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ quá trình học tập và phát triển bản thân. Các yêu cầu về môi trường âm thanh nên được xem xét ở tiêu chí cao và dựa trên cách thức mà con người trải qua và chịu sự ảnh hưởng của âm thanh chứ không dựa vào các tiêu chuẩn thông thường. Các lớp học có mức độ càng khó thì môi trường âm thành càng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Trên thực tế, trong một môi trường âm thanh dễ chịu thì giáo viên cũng có thể tiết kiệm sức lực giành cho bài giảng bởi vì họ không cần thiết phải nói quá to mà học sinh vẫn có thể nghe thấy được. Khi môi trường âm thanh đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của học sinh và giáo viên thì môi trường học tập đó không những mang lại những tác động tích cực hỗ trợ tối đa việc tiếp thu kiến thức, đồng thời bảo vệ sức khỏe của giáo viên và học sinh

 

Âm thanh dễ chịu đóng một vai trò quan trọng đối với việc học và môi trường giáo dục

 

Trong suốt những thập kỉ vừa qua môi trường âm thanh chịu ảnh hưởng bởi các phương pháp dậy mới và những thay đổi về văn hóa trong trường học. Trước đó, giáo viên đứng trên bục giảng và học sinh ngồi dưới im lặng lắng nghe. Bây giờ, các phương pháp giảng dạy đã thay đổi, cụ thể là học sinh được chia thành những nhóm nhỏ để học với các nội dung phong phú và học sinh trở nên năng động hơn trong từng tiết học. Kết quả, mức độ tiếng ồn trong lớp học cũng theo đó mà tăng lên thay vì giảm đi như chúng ta mong muốn.

 

Một vài thứ không hề thay đổi, tuy nhiên, lời nói vẫn là rào cản thông tin quan trọng nhất đối với quá trình giáo dục. Dó đó rất cần thiết để tạo ra môi trường âm thanh hỗ trợ lời nói được trong rõ và giảm thiểu những tạp âm không mong muốn. Giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau mà không bị gây cản trở như vậy mới có thể đạt được hiệu quả học tập.

 

Giảm thiểu cường độ âm thanh cũng rất quan trọng để giúp cho giáo viên và học sinh có thể tiết kiệm năng lượng khi nói đồng thời cũng giảm bớt căng thẳng đầu óc.

 

Âm thanh dễ chịu là con đường tốt nhất để dẫn tới chuẩn âm thanh

 

Hãng Ecophon đã có kinh nghiệm và các giải pháp để giải quyết vấn đề làm thế nào để tạo ra môi trường âm thanh ;ý tưởng trong trường học và lúc này chúng tôi rất sẵn sàng để chia sẻ bí quyết đó. Chúng tôi cũng đưa ra một bức tranh tổng quan cho môi trường giáo dục và thiết kế âm thanh ở một khái niệm rộng hơn bao gồm các yếu tố tác động khác để tạo ra môi trường âm thanh trong phòng thật dễ chịu.

Hãng Ecophon đã phát triển hệ thống thông tin với các thủ thuật cũng như lời khuyên chú ý đến các yếu tố nào khi bắt tay vào việc tạo ra một môi trường âm thanh dễ chịu- Room Acoustic Comfort.

 

Bốn bước để có một môi trường âm thanh dễ chịu 

 

1.     Bắt đầu với cách thức mà giáo viên và học sinh đã trải qua cũng chịu sự tác động của âm thanh. Hãy hỏi họ họ nghĩ gì về môi trường âm thanh và họ mong muốn môi trường âm thanh đó sẽ như thế nào.

2.     Hãy nhớ đến việc cân nhắc các hoạt động, các hoạt động khác nhau hay các loại phòng khác nhau sẽ có những yêu cầu về mặt âm học khác nhau. Hãy xác định chức năng của căn phòng đó dùng vào mục đích gì, yêu cầu chất lượng âm thanh của phòng chức năng đó như thế nào như cường độ âm thanh, độ rõ của lời nói, việc truyền âm hay thời gian vang âm.

3.     Sử dụng các thông số âm học có liên quan: kinh nghiệm âm thanh rất đa dạng và có nhiều thông số âm học được đại diện cho những yêu cầu về âm thanh và ngược lại cũng để kiểm tra xem môi trường đó đã phù hợp hay chưa. Nếu các yêu cầu về âm thanh là mức độ âm thanh thấp hơn- độ mạnh của thính giác, G (dB), là phép đo âm thanh thích hợp. nếu yêu cầu về âm thanh là tăng độ rõ thì STI (chỉ số truyền âm thanh )hoặc C50(dB) là các phép đo thích hợp. Nếu yêu cầu âm thanh là giảm sự truyền âm thì phương pháp DL2 hay DLf (dB) là thích hợp nhất. Nếu yêu cầu âm thanh là dội âm- thời gian âm vang thì phương pháp T (giây) thích hợp hơn cả.

4.     Thiết kế một căn phòng và chọn lựa vật liệu cũng là một cách hỗ trợ đạt được mục tiêu môi trường âm thanh dễ chịu. Khi thiết kế cần phải xem xét hình dạng, diện tích cũng như chọn lựa các vật liệu nội thất phù hợp với yêu cầu âm thanh của phòng

 

Các thông số âm học thỏa mãn các yêu cầu âm học của con người

 

Khi bạn muốn cụ thể hóa các yêu cầu âm học hãy miêu tả hoặc kiểm tra môi trường âm thanh sau đó bạn sử dụng các thông số âm thanh để phản ánh yêu cầu và tiêu chuẩn về âm thanh. Thời gian âm vang là phương pháp thích hợp nhất để đánh giá sự dội âm, tuy nhiên, con người thường đặt ra các yêu cầu khác hơn là tập trung vào sự dội âm. Bởi vì việc nghe là sự tiếp nhận âm thanh từ nhiều chiều hướng khác nhau do đó sẽ có nhiều thông số âm thanh được dùng để mô tả môi trường âm thanh.

Môi trường âm thanh dễ chịu bao gồm các thông số âm học như sau cho phép mô tả chính xác hơn môi trường âm thanh

              Cường độ âm thanh

Phương pháp đo cường độ âm thanh G (dB) là phương pháp tính toán cường độ âm thanh của một nguồn âm trong phòng tăng lên bao nhiêu bằng việc thử nghiệm nó trong phòng thí nghiệm mà không có sự phản âm

              Độ rõ

Độ rõ C50 (dB) giúp tính toán các điều kiện giữa các âm phản xạ đến sớm hỗ trợ cho lời nói và các âm phản xạ đến muộn- âm cản trở lời nói.

Chỉ số truyền âm được tính toán thông qua thiết bị đo đạc độ rõ của lời nói theo các cấp độ từ 0 (không nghe được gì) đến 1(nghe rõ nhất).

              Sự truyền âm

DLF(dB) là một phép đo cách thức của một căn phòng giúp truyền âm thanh như thế nào so với môi trường mở bên ngoài (tức là nơi âm thanh hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự phản âm), tại một khoảng cách nhất định từ nguồn gốc của tiếng ồn.

DL2 (dB) là một phép đo cường độ của tiếng ồn giảm đi bao nhiêu khi khoảng cách từ nguồn tiếng ồn được tăng gấp đôi.

             Thời gian âm vang

Thời gian âm vang T (đơn vị tính bằng giây) là một phép đo sự dội âm và cho thấy phải mất thời gian bao lâu để tiếng ồn giảm 60(dB) sau khi nguồn tiếng ồn đã tắt.

 

Các khả năng thiết kế tốt cho mắt và tai

 

Với các hệ thống âm học khác nhau của các dòng sản phẩm của Ecophon, bạn có thể tạo ra môi trường âm học riêng biệt và thiết kế các giải pháp ấn tượng. Trần hút âm của chúng tôi có sẵn nhiều mẫu mã với đa dạng thiết kế cạnh, bề mặt cũng như là màu sắc. Nếu như bạn muốn thiết kế cho gian phòng nhiều hơn nữa ví dụ như tạo ra cảm giác riêng biệt hoặc thử nghiệm với sự phản xạ ánh sáng, màu sắc và ánh sáng, sau đó bạn có thể bổ sung trần âm thanh treo tự do, tường hút âm và nguồn ánh sáng.

 

 

Lớp học truyền thống

Tại các trường học mà công việc giảng dạy của giáo viên vẫn còn phổ biến

Theo phương pháp giảng dạy này thì điều quan trọng là giọng nói của giáo viên phải đủ to để học sinh có thể nghe được và trong lớp học phải hạn chế tối đa những âm thanh không mong muốn. Để giảm được mức độ tiếng ồn thì hệ thống trần âm thanh có hệ số hút âm cao kết hợp với các tấm hút âm phủ kín tường với hiệu quả hút âm ở tần số thấp 125 Hz. Đây có thể bởi vì âm thanh ở tần số thấp là những âm thanh tác động đến độ rõ nhiều nhất. Trong lớp, học sinh ngồi cách giáo viên 8-10m nên hệ trần nên được lắp thêm các tấm phản âm để học sinh có thể nghe thấy được cả âm thanh ở tần số cao.

 

Nếu các tấm phản âm được lắp đặt phía trên bục giảng thì sẽ cho thấy hiệu quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là giáo viên sẽ không phải mất quá nhiều sức lực vì nói to. Đối với các lớp có diện tích lớn hơn khoảng 8-10m, tấm tường đối diện với giáo viên nên  được lắp đặt tấm với cấp độ hút âm  thích hợp  để tranh sự trì hoãn âm thanh hay gây ra sự xáo trộn âm thanh.

 

Lớp học- giảng dạy theo nhóm 

 

Thông thường, việc dạy học được thực hiện bởi một hay nhiều giáo viên. Những điều kiện tiên quyết và yêu cầu về âm thanh cũng giống với các tiêu chuẩn âm học đối với một văn phòng mở. Các nhóm khác nhau khi trao đổi về bài học sẽ ảnh hưởng lẫn nhau tại một vị trí nào đó và các nhóm ngồi cạnh nhau nhất định phải nghe được lời nói của các nhóm khác. Để giảm bớt cường độ âm thanh nói chung và hạn chế truyền âm  thì hệ thống trần âm thanh có cấp độ hút âm cao kết hợp với tấm tường hút âm cũng như các lớp hút âm nên được cân nhắc trước khi lắp đặt tại những vị trí mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu vị trí các nhóm được cố định, vấn đề truyền âm có thể giảm được nhiều hơn nếu bổ sung hệ thống trần treo hút âm phía trên nơi nhóm đó ngồi.

 

Đề xuất giải pháp âm thanh

 

Chúng tôi khuyến khích sử dụng tấm Ecophon Master, đây là hệ thống trần âm thanh được tạo ra dành riêng cho các lớp học. Dòng sản phẩm Ecophon Master bao gồm ba bề mặt khác nhau với đặc tính hút âm khác nhau, nó có thể được kết hợp để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất khi giảm thiểu mức độ tiếng ồn, làm tăng độ rõ của lời nói cũng như hỗ trợ cho người nói. Trong một số khu vực, chúng ta nên sử dụng thêm tấm tường hút âm như Ecophon Wall Panel (có sẵn các bề mặt , màu sắc và khung xương khác nhau). Nếu bạn muốn giảm thiểu sự truyền âm hơn nữa thì có thể lắp đặt bổ sung các tấm trần treo tự do như Master Solo để đạt được hiệu quả âm thanh như mong muốn.